Năm cuối Thôi Oánh

Trong giữa thế kỷ thứ 14, triều đại nhà Nguyên bị nhà Minh đánh đuổi khỏi Trung Quốc, quân Minh đã chiếm đóng Mãn Châu và một phần đông bắc của Cao Ly. Khi một sứ thần của nhà Minh đến Cao Ly năm 1388 (năm U Vương thứ 14) để đòi lại một phần quan trọng của lãnh thổ phía bắc Cao Ly. Thôi liền chớp lấy cơ hội này hạ lệnh tấn công cướp lấy bán đảo Liêu Đông (lâu nay Cao Ly luôn tự nhận mình có quyền thừa kế trực tiếp của vương quốc Cao Câu Ly xưa, vì vậy họ xem phần đất của Cao Câu Ly cũ tại Mãn Châu cũng là đất của Cao Ly).

Năm 1388, Tướng Lý Thành Quế đã được lệnh phải sử dụng quân đội của mình để trục xuất các lực lượng Mông Cổ còn sót lại ra khỏi bán đảo Liêu Đông mà Cao Ly coi là lãnh thổ của mình bị mất từ ​​thời đại Goguryeo. Nhưng Lý đã phản đối chiến dịch viễn chinh phương Bắc này, với bốn lý do đã trở thành lịch sử:

  1. . Một quốc gia nhỏ không nên tấn công một quốc gia lớn hơn, vì nó đi ngược lại với thứ tự thế giới của Khổng giáo.
  2. . Thật khó có thể vận động lực lượng quân đội cho chiến dịch trong suốt mùa canh tác nông nghiệp của mùa hè, vì nó sẽ cho kết quả thu hoạch kém cho nông dân.
  3. . Với số lượng lớn những người đàn ông đi chiến dịch ở phía Bắc, cướp biển Nhật Bản sẽ hoành hành ở miền Nam.
  4. . Gió mùa mưa sẽ làm giảm hiệu quả của các cung hợp, vũ khí chính của quân đội Cao Ly và sẽ gia tăng sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong doanh trại.

Tuy nhiên, Tổng Thôi đã ra lệnh xâm lược, và được sự hỗ trợ bởi nhà vua. Biết rằng mình được sự hỗ trợ và ủng hộ của các quan lại trong triều đình và dân chúng nói chung. Lý đã quyết định trở về thủ đô Khai Thành (Gaeseong) và tiến hành một cuộc đảo chính. Tại hòn đảo Wihwa (위화도, 威化島; bính âm: Uy Hóa đảo) trên sông Áp Lục, Lý đã ra một quyết định mang tính bước ngoặt, làm thay đổi hẳn lịch sử Triều Tiên. Sau đó, sự việc này đã được biết đế như là sự đưa quân trở lại phía nam từ đảo Wihwado (Uy Hóa Đảo Hồi Quân, 위화도 회군, 威化島 回軍) và đã trở thành dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi của các triều đại.